Đã ba lần chuông điện thoại đổ vang trong đêm, cả ba lần Vọng đều bật dậy cầm ống nghe hỏi nhỏ nhẹ:
- Alô, ai ở đầu dây(^^).
Nhưng cả ba lần bên kia đều im lặng. Nhưng ống nghe bên đó vẫn chưa chịu gác máy. Vọng dù rất kiên nhẫn, đến lần thứ tư thì anh phải gắt lên:
- Này, phép lịch sự tối thiểu của người gi là phải lên tiếng nhé! Mà bây giờ có biết là mấy giờ không?
Đặt ống nghe xuống lúc ấy Vọng mới nhìn đồng hồ tay hai giờ sáng. Anh lẩm bẩm:
- Kỳ cục!
Bấy giờ Vọng mới soát lại trí nhớ. Rõ ràng số điên thoại nhà riêng của anh hầu như không cho ai ngoài vài người bạn thân. Mà những người ấy thì họ đâu rảnh để gọi điện giờ này, mà gọi rồi không nói nữa… Chắc chắn là có sự nhầm lẫn nào đó… nhưng nếu có gọi nhầm số thì chỉ một hai lần thôi, chớ đâu đến lần thứ tư như vầy…
Re… eeeeng… re… cưng!
Lần thứ năm chuông reo. Vọng định không nhấc ống nghe. Nhưng chuông cứ reo liên tục không ngừng.
Quá bực, Vọng cầm ống nghe lên vừa quát:
– Có điên không! Giờ này…
Nhưng anh khựng lại ngay, bởi bên kia đầu dây giọng của đứa em gái anh:
- Anh Hai, sao anh la em!
Vọng chưa hết bực:
- Mầy gọi hoài như vậy ai không bực!
- Ủa em mới gọi một lần mà! Có chuyện gấp em mới gọi chớ… Vọng ngạc nhiên:
- Chớ nãy giờ ai gọi?
- Em đâu biết.
Rồi cô nói nhanh:
- Má trở bệnh nặng, em vừa đưa vô bệnh viện, anh tới ngay! Vọng hốt hoảng:
- Sao không báo liền trước lúc chở má đi! Hằng giận dỗi:
- Mới gọi đã bị anh chửi rồi, gọi sớm hơn để bị anh…
Cô gác máy. Vọng chợt nhớ là mình chưa hỏi bệnh viện nào, nên gọi về nhà. Bên kia đầu dây chuông reo mà chẳng có ai trả lời. Có lẽ cả nhà đã vào bệnh viện hết. Bây giờ biết tìm ở đâu trong cả chục bệnh viện?
Còn đang lúng túng thì chuông điện thoại lại reo. Vọng mừng vì ngỡ là Hằng gọi lại, anh lên tiếng ngay:
- Má nằm ở đâu?
Bên kia đầu dây một giọng rất lạ cất lên:
– Bệnh viện lần trước đã nằm!
- Biết rồi. Nhưng…….. cô là ai?
Máy cúp. Vọng suy nghĩ mãi mà vẫn không biết ai vừa trả lời thay cho Hằng. Cho đến khi vào tới bệnh viện, gặp Hằng ở cửa phòng, anh hỏi ngay:
- Hồi nãy ai thay em gọi điện về nhà chỉ bệnh viện má đang nằm vậy? Hằng ngơ ngác:
- Có ai đâu. Em vừa mới chợt nhớ là lúc nãy chưa chỉ cho anh, nên tính ra phòng trực gọi đây nè!
Vọng biết Hằng không phải là người thích đùa, anh vừa bước vào phòng bệnh vừa lẩm bẩm:
- Điên đầu thật!
Bà Muôn, mẹ của Vọng trong tình trạng nửa mê nửa tỉnh, nhưng vẫn nói được dù là không rõ ràng:
- Nó… cô ấy nói… đã báo tin rồi. Cô ấy đang chờ rước má đi… – Kìa, má. Má nói nhảm gì vậy? Con, Vọng đây(^^)!
Bà Muôn hầu như không nhận ra Vọng, bà vẫn liên tục lảm nhảm:
– Cô đừng gấp… hãy chờ đó… chờ tôi với…
Nói dứt câu đó thì bà đi vào hôn mê như ban đầu. Hằng lo lắng:
- Suốt từ chiều đến giờ má cứ nói nhảm như vậy. Nhất là từ khi má nghe điện thoại của ai đó gọi.
Vọng không giữ được bình tĩnh:
- Điện thoại?
Có đến gần chục cú điện thoại gọi tới vào lúc đầu hôm. Lúc ấy em bận học bài nên để má nghe. Lúc nghe xong mấy lần đầu em hỏi ai gọi thì má tỏ ra bực dọc, càu nhàu. Mãi đến mấy lần sau thì bỗng nhiên má đổi thái độ, mặt biến sắc khi buông ống nghe xuống.
- Ai gọi đến vậy?
Hằng lắc đầu:
- Em hỏi nhưng má không nói. Rồi bỗng nhiên lúc đang ngồi ăn cơm thì má gục đầu lên bàn. Lúc ấy có chuông điện thoại reo. Em bận lo cho má nên không nghe, nên chẳng biết là ai đã gọi.
Vọng thất thần:
- Điều này không lẽ lại trùng hợp?
Thấy thái độ của anh, Hằng càng ngạc nhiên:
- Cái gì trùng hợp? Bộ anh cũng nghe điện thoại như vậy sao? Đó là ai?
Vọng không đáp. Anh thừ người một lúc lâu, quên cả mẹ đang co giật tay chân lúc ấy. Hằng gọi giật:
- Anh Vọng, coi mẹ bị sao kìa.
Vọng gọi y tá. Lát sau rất đông bác sĩ, y tá chạy vào.
Họ yêu cầu thân nhân ra hết. Hơn mười lăm phút sau một cô y tá bước ra thông báo:
- Bà cụ có triệu chứng liệt não, cần phải chuyển sang phòng phẫu thuật ngay.
Hằng cuống cuồng lên:
- Anh Hai, má có sao không?
Vọng trấn an em, nhưng thật ra trong lòng anh cũng đang rối như tơ vò.
Khi các cô y tá cho xe đẩy bà Muôn ra thì bà nhắm nghiền đôi mắt. Chẳng khác một người đã chết. Hằng bật khóc, Vọng phải giữ em gái lại, trong lúc người ta đẩy mẹ vào phòng phẫu thuật.
Một y tá đến bên Vọng:
Anh là con lớn của bà cụ phải không? Mời anh vào phòng trực để ký tờ cam kết phẫu thuật.
Vọng làm theo như người vô thức. Anh thẫn thờ khi bước ra, ngồi ở băng ghế đợi với Hằng. Bây giờ cơn sợ hãi bắt đầu trùm lên họ. Nếu lúc này có ai hỏi nguyên nhân bệnh của mẹ, cả hai anh em đều mù tịt.
Lúc ấy đã bốn giờ sáng…
Bỗng cánh cửa phòng mổ xịt mở, người ta đẩy chiếc xe chở bệnh nhân ra. Hằng nhìn thấy trước, cô lay Vọng:
- Sao… sao họ đẩy má trở ra kìa!
Vọng bật dậy, anh phải chạy tới gần để nhìn và… kêu lên: – Má!
Bà Muôn lúc ấy mở mắt, tỉnh táo như bình thường:
- Tao có bệnh hoạn gì đâu, sao tụi bây đưa tao vô đây chi vậy? Vị bác sĩ đứng tuổi đưa mắt nhìn Vọng:
- Bà cụ có bao giờ bị như vậy chưa?
- Bị thế nào bác sĩ?
- Vừa mê đã tỉnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Hằng mừng quá, quên cả câu hỏi của bác sĩ, cô nhào tới ôm chầm lấy mẹ. Bà Muôn như để chứng minh lời nói của bác sĩ, đã ngồi bật dậy ngay trên chiếc giường đẩy.
Vọng kêu lên:
- Kìa, mẹ!
Vị bác sĩ lắc đầu nói:
- Hơn hai mươi năm làm nghề, tôi mới gặp đây là trường hợp đầu tiên! Nói xong ông bỏ đi về phòng trực. Vọng hỏi với theo:
- Má tôi có cần mổ nữa không, bác sĩ?
Bà Muôn trả lời bằng cách nhảy xuống khỏi xe đẩy. Bà giục:
– Đi về chứ còn ở đó làm gì!
Hai cô y tá đẩy xe cũng lắc đầu nói:
- Bà cụ này thật lạ. Đang hôn mê sâu, mạch trụy đến đo không được, vậy mà vừa vào đến phòng mổ bà đã tỉnh lại và phản đối việc mổ mình!
Bà Muôn tự đi thẳng tới thang máy, khiến cho anh em Vọng phải chạy theo. Quên cả lấy hành lý trong phòng bệnh. Xuống tới dưới nhà, bà Muôn lại cằn nhằn:
- Mấy đứa bây quá hồ đồ, đưa tao vô đây làm chút nữa thì họ bổ sọ tao ra
rồi!
Bà đi nhanh ra cửa bệnh viện như sợ bị bắt lại. Vọng bảo Hằng:
– Em trở lên lấy đồ rồi về sau. Anh đưa má về nhà.
Trong lúc ngồi trên xe taxi, bà Muôn bất ngờ hỏi:
- Nó gọi điện cho con chưa?
Vọng ngạc nhiên:
- Ai gọi?
Bà Muôn tỏ vẻ hằn học:
- Mầy học thói vô tình lúc nào vậy? Rồi bà bất thần bảo tài xế:
- Ngừng cho tôi xuống đây!
Vọng hốt hoảng:
- Chưa tới nhà mà má!
Nhưng bà vẫn cương quyết:
- Cho tôi xuống chỗ này, ngay ngã tư đó!
Mặc cho Vọng ngăn cản, bà Muôn vẫn mở cửa xe, rồi bằng động tác nhanh nhẹn như một người trẻ, bà bước nhanh lẫn vào dòng người trên vỉa hè.
Vọng phải dặn người tài xế:
- Anh làm ơn đợi ở đây!
Rồi lao theo hướng bà Muôn vừa đi. Nhưng chẳng còn thấy bóng dáng bà đâu nữa…
Còn đang lúng túng ở góc đường thì chợt có một phụ nữ ăn xin bồng đứa bé trên tay, bước lại gần nói vừa đủ cho Vọng nghe:
- Gieo gì thì gặt nấy thôi(^^)!
Bà ta bước thẳng đi, nên Vọng không hiểu có phải nói với mình không. Tuy nhiên khi nhìn lại thì quanh anh không có ai khác.
Vọng định chạy theo, nhưng đôi chân như bị ai đó kéo ghì lại. Nên anh chỉ biết hỏi theo:
- Chị vừa nói gì?
Đến khi Vọng nhấc được chân lên thì đã không còn thấy người kia nữa. Anh chán nản trở lại xe taxi và giục:
- Anh chạy nhanh cho tôi về nhà.
Khi Vọng mở cổng rào mới giật mình, bởi cổng chỉ khép chứ không khóa. Cả cửa nhà trong cũng thế, anh vừa đẩy cửa đã mở toang. Có hai người ngồi ở ghế salông mà vừa nhìn thấy Vọng đã vô cùng ngạc nhiên.
- Má.
Bà Muôn đang ngồi yên, ngắm nhìn người trước mặt. Mà người đó chính là… phụ nữ ăn mày lúc nãy.
- Kìa, má! Con đi tìm má, sao má không đi taxi mà lại về đây? Bà Muôn chỉ về phía khách:
- Tao đi tìm người này. Sao mầy không chào người ơn của mầy đi, thằng bất hiếu kia!
Vọng ngơ ngác:
- Kìa má! Sao lại…
Bà Muôn chợt ra dấu:
- Giao con cho nó!
Người phụ nữ ăn mày chẳng nói chẳng rằng, thật nhanh tay chuyền đứa bé đang bế trên tay sang cho Vọng. Bà ta vừa đưa sang đã buông tay ra, mà nếu Vọng không đỡ lấy thì đứa trẻ sẽ rơi xuống đất. Bắt buộc phải nhận, Vọng bế gọn đứa nhỏ trong lòng, vừa lúc bà Muôn nói:
- Con cái mầy đem bỏ rơi, người ta nuôi nấng giùm, chớ nếu không thì quạ tha, hổ xé mất rồi! Sao còn đực mặt ra đó, không cảm ơn người ta đi!
Trong lúc Vọng còn bối rối thì người phụ nữ ăn xin đã đứng lên, vừa bước ra cửa vừa lẩm bẩm:
- Gieo gì sẽ gặt nấy thôi(^^)! ….
….
….
Khi chị ta ra khỏi cửa rồi Vọng mới lúng túng hỏi mẹ: – Má, tại sao chị ta bỏ con ở đây?
Bà Muôn lạnh lùng nói:
- Nó giao con lại cho mầy đó!
Vọng hốt hoảng:
- Con gì(^^)?
- Thì đứa con còn trong bụng mẹ, mới bảy tháng tuổi mầy đã bỏ mẹ con nó, còn hỏi!
- Kìa, má!
Vọng bây giờ mới nhìn thẳng vào mặt đứa trẻ trên tay mình. Anh giật mình, bởi đứa bé có nét giống anh như khuôn đúc! Nhất là đôi lông mày rậm và gần giao nhau ở trán.
- Con… con gì của con????????
Bà Muôn quay mặt đi chỗ khác, giọng bà chùn xuống.
– Của con Bảo Ngọc!
Câu nói ngắn của bà đủ làm cho Vọng thất thần, suýt nữa anh đã để rơi đứa bé khỏi tay.
- Má nói gì????????
Bà Muôn phải la lên:
- Coi chừng nó té!!!!!!!!!!!
Vọng đờ người ra, miệng lảm nhảm:
- Bảo Ngọc… tại sao lại là… Bảo Ngọc! Trời ơi…
Anh ta lảo đảo, suýt té ngang qua ghế. Bà Muôn phải đỡ lấy đứa bé. – Gieo gì gặt nấy, họ đã nói vậy mà…
Hai mẹ con lặng im. Không khí nặng nề. Vừa lúc ấy đứa bé cất tiếng khóc ré lên…
******
Hằng từ trong bệnh viện bước ra thì gặp ngay chiếc xích lô trờ tới. Cô không định đi xích lô, bởi đang vội, nhưng người đạp xe không nói không rằng, đã hạ càng xe xuống, như một cử chỉ mời đi xe.
Không đành từ chối nên Hằng bước lên và giục: – Đi nhanh lên!
Hằng đang rất sốt ruột, chẳng biết mẹ mình về nhà, rồi có trở bệnh gì nữa không. Bởi vị bác sĩ điều trị khi gặp Hằng trước lúc ra về, đã dè dặt nói:
- Bà cụ tuy tỉnh táo lại, nhưng mạch bất thường lắm. Có lúc huyết áp tăng lên 18-19, có lúc lại tuột dưới 10. Tôi chưa thấy ai như vậy mà còn tỉnh táo cả. Cô nên theo dõi sát sức khỏe bà cụ.
Biết Vọng là người vô tâm, nhất là từ khi chuyện hôn nhân anh đỗ vỡ, khiến Vọng đôi khi như người cõi trên.
Chuyện Vọng chuyển ra ở riêng cũng là một vấn đề. Giữa Vọng và mẹ có gì đó lấn cấn nhau… Mãi nghĩ ngợi, lúc nhìn lên Hằng giật mình: – Ủa đi đâu vậy?
Lúc ấy xe đang hướng về con đường ngoại ô. Người đạp xe lên tiếng: – Hồi nãy cô không nói là đi đâu, tôi tưởng hướng này…
Hằng càng ngạc nhiên hơn:
- Chị là… phụ nữ???
Người đạp xe cười:
- Chị tức là phụ nữ rồi!
- Nhưng mà ý tôi muốn hỏi sao đàn bà mà đạp xích lô?
- Đàn bà cũng phải ăn như đàn ông, nên cái gì đàn ông làm được thì đàn bà cũng làm được!
Hằng làu bàu:
- Phải biết vậy hồi nãy…
- Cô hối tiếc vì đã đi xe do đàn bà đạp phải không? Vậy cô có cần xuống đi xe khác?
Hằng bực bội:
- Chị nói nhiều quá. Quay lại đi về khu Xã Tây.
Xích lô rẽ tay trái, nhưng lại bất ngờ tấp vào lề, rồi phóng thẳng vào một cổng nhà lớn đang mở cửa.
- Đi đâu vậy?
Lúc này người đàn bà đạp xe không đáp, cứ lao vút xe vào sân, rồi ngừng lại nói như ra lệnh:
- Xuống đi!
Hằng gắt lên:
- Sao lại xuống đây?
Nhưng người này không trả lời, lại đi thẳng vào trong. Lúc này Hằng mới nhìn kỹ, cô thấy trên vách phía tay mặt có dòng chữ vừa Hoa vừa Việt: Tang Nghi Quán.
Cô hốt hoảng:
- Sao lại là đây?
Vừa khi ấy người phụ nữ trở lại, trên tay xách một chiếc giỏ cũ, đưa cho
Hằng:
- Cô đem về đưa cho thằng anh của cô. Thằng Vọng đó! – Cái này là…
Hằng nhìn chiếc giỏ xách thấy quen, thì kịp lúc cô được giải thích: – Của chị dâu cô đó, nhớ chưa!
Lúc này Hằng mới kêu lên:
- Của chị Bảo Ngọc? Đúng rồi, cái giỏ này…
- Cô có trí nhớ tốt hơn mẹ và thằng anh vô tâm của cô nhiều. Đúng, đây là quần áo và tư trang của người ấy, được mang vào đây trước khi chết.
Hằng cảm giác lạnh khắp người, cô nhìn người đạp xe: – Sao… sao chị biết chuyện nhà của tôi?
Chị ta lại cười rất khó hiểu:
Chuyện tùm lum ra đó, ai mà không biết. Cô còn nhớ lần cuối cùng cô chị dâu cô rời khỏi nhà bao lâu rồi không?
Hằng hơi run.
- Chuyện… chuyện đó cả năm rồi. Chị Bảo Ngọc đi sinh, mà sinh khó nữa. Hôm đó anh tôi đưa chị đi mà, vào chiều tối…
Bất ngờ chỉ tay lên tường, người phụ nữ hỏi: – Cô đọc được dòng chữ kia không?
- Tang Nghi Quán. Nó là…
- Là nhà xác của người Hoa. Nơi đây những người quản xác người chết để chuẩn bị mai táng. Gọi là nhà tang lễ theo người Việt.
- Vậy sao dính tới chị dâu tôi?
Người phụ nữ cười khẩy:
- Vậy mới có chuyện để nói! Cô nói ngày đó anh trai cô đưa vợ mình đi nhà bảo sinh chứ gì? Vậy sao lại đưa vào đây?
Hằng cãi:
- Làm sao có chuyện ấy! Chị dâu tôi chết do sinh khó, ở nhà bảo sinh mà. – Vậy sao hành lý mang theo lại nằm ở đây?
Hằng lắp bắp:
- Có lẽ… có lẽ…
Giọng người kia đanh lại:
- Anh ta cùng với bà ấy đã đẩy một người chưa chết vô đây rồi bỏ mặc hai ba ngày đêm!
Câu nói của chị ta khiến Hằng lùng bùng lỗ tai, cô phải hỏi lại: – Chị… chị nói ai đẩy ai?
Chẳng đáp, chị ta đẩy xe trở ra, lặng im đạp đi. Hằng hỏi dồn: – Chị vừa nói chuyện nhảm nhí gì đó? Thật ra chị là ai?
- Tôi là ai chị không cần thiết biết. Điều cần là bây giờ cô cứ đem cái giỏ hành lý này về. Người nhà cô ắt sẽ cho cô biết tôi là ai.
- Nhưng mà…
Chợt chị ta thắng gấp làm chiếc xe suýt lộn mèo tới trước. Hằng bực tức
la lên:
- Chạy xe kiểu gì vậy?
Khi lấy lại bình tĩnh thì Hằng vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc xe xích lô chở mình đang đậu giữa tim đường, mà bên tay phải chính là nhà của mình! Nhìn ra sau thì Hằng càng ngạc nhiên hơn, bởi người phụ nữ đạp xe đã biến đi đàng nào rồi!
- Chị… chị…
Ở phía sau nhiều tiếng còi xe thúc giục inh ỏi, khiến Hằng quýnh lên, cô nhảy đại xuống xe và chạy một mạch vào nhà.
Vừa bước vô phòng khách Hằng đã nghe mẹ mình hỏi vọng ra: – Có lấy đồ đạc về cho nó không?
- Má hỏi…
Nhìn thấy cái giỏ trên tay Hằng, bà Muôn mừng rỡ: – Ừ, đúng là nó rồi!
Bà chụp lấy chiếc giỏ và mở tung ra liền. Trong giỏ có ba bộ quần áo phụ
nữ và một số khá nhiều tã lót, quản áo trẻ sơ sinh. Cái nào cũng còn sạch sẽ.
Lúc ấy Vọng mới ngước lên nhìn, anh ta hơi bị kích động khi thấy mấy vật kia. Hằng lên tiếng hỏi:
- Sao má biết con mang mấy thứ này về đây?
- Chớ không phải người ta chở mầy vô đó lấy về sao? – Vậy ra… má thuê bà ta đi đón con?
Bà Muôn đáp tỉnh queo:
- Má đâu có biết gì! Họ mới báo qua điện thoại cho tao. Hằng lay vai Vọng hỏi:
- Người đó nói giỏ đồ này là của chị Bảo Ngọc xách đi hôm anh đưa đi nhà bảo sinh, nhưng tại sao nó lại nằm trong nhà tang lễ người Hoa?
Đột nhiên Vọng quát to:
- Đừng hỏi tao chuyện đó!
Anh ta ôm mặt, như không muốn đối mặt với những người thân của mình. Vừa khi ấy có tiếng trẻ khóc ré lên.
Bà Muôn bực bội:
- Khó khăn lắm mới dỗ nó ngủ được, giờ thì thức nữa rồi! Hằng ngạc nhiên:
- Con nít nhà ai vậy má?
Bà chỉ sang Vọng:
- Con của nó!
Vọng không còn chịu đựng nổi nữa, anh ta vụt bật dậy rồi cắm đầu chạy thẳng ra ngoài.
Tiếng của bà Muôn:
- Mày để của nợ đó lại cho ai, thằng quỷ kia!
Nhưng Vọng đã biến mất ngoài đường…
Vọng hơi mất tự tin, nên dù đã bàn cả giờ rồi mà anh ta vẫn còn lưỡng lự:
- Liệu có ổn không?
Ông thầy Ma-chu-yang tự tin gật đầu: - Tôi hứa là phải xong. Qua xem thần sắc, tướng tinh của cậu, tôi đoán chắc hiện nay cậu bị một cái vong nữ đeo bám và quyết hại cậu. Chuyện này nặng lắm chớ không chỉ dọa xuông như vừa qua đâu… Nếu cậu không cương quyết thì hậu quả khôn lường.
- Nhưng… liệu có ngăn chặn được không? Chu-yang quả quyết:
- Chắc chắn là được.
Vọng xiêu lòng:
- Vậy bây giờ tôi phải làm sao?
Chu-yang xoa hai tay của lão vào nhau, chà một lúc rồi bất ngờ chụp lấy tay Vọng. Sức nóng do ma sát từ bàn tay lão ta khiến Vọng suýt phải kêu lên vì nóng. Giọng lão như có ma thuật:
- Hãy kể hết đầu đuôi cho ta nghe! Kể hết, không được giấu. Chỉ có như vậy thì ta mới có thể gỡ mọi rắc rối mà anh đã gây ra. Ta đang lắng nghe…
Vọng khó khăn lắm, cuối cùng đành phải tiết lộ điều mà gần ba năm qua anh cố giấu kín:
“Hôm đó tôi đi làm về thì má tôi gọi vô phòng riêng, nói cho tôi nghe một chuyện động trời: Vợ tôi ngoại tình!
Khác nào bị sét đánh, tôi hỏi lại:
- Bằng chứng đâu má nói vậy?
Ném tới trước mặt tôi một xắp ảnh mới toanh, bà hằn học:
- Như vầy đã đủ chưa? Chỉ có đui mù như mày mới không hay không biết
thôi!
Tôi cầm xắp ảnh lên xem và tái mặt! Bởi trong ảnh là Bảo Ngọc, vợ tôi đang lõa lồ cùng với một người đàn ông khác!
- Làm sao má có những tấm ảnh này? Má tôi cười khẩy:
- Chịu khó theo dõi là có thôi. Vậy mày còn nói con vợ mày đoan chính, chung tình nữa thôi?
Tôi hầu như suy sụp hoàn toàn:
- Nhưng mà… nhưng mà Bảo Ngọc đang… đang có bầu gần ngày sinh mà?
Má tôi nói như thét vào mặt tôi:
- Con cái gì của mày mà mày khéo tin! Mày có biết nó cấm sừng mày đã
trên một năm nay rồi không! Coi cái ngày trên lịch tường của mấy tấm ảnh thì
biết!
Lúc này tôi mới để ý tờ lịch trong các bức ảnh. Mỗi ảnh có ngày khác
nhau, rõ ràng là cách hơn một năm trước. Tôi buông thõng xấp hình xuống gào
lên:
- Khốn nạn! Quân chó chết!
Má tôi đã sắp xếp cho tôi gặp một người, mà chính người này gợi ý: – Tôi sẽ lo đầu đến đuôi, xin ông mười triệu!
- Lo là lo làm sao? Có ổn không?
Má tôi chen vào:
- Đã nói cậu đây là chuyên nghiệp mà! Cứ để người ta làm. Rồi như sợ tôi hối hận, má tôi trấn an:
- Mình sẽ nhờ cậu ấy giúp trục cái thai của con Bảo Ngọc ra rồi sau đó giấu biệt đi mình phải trừ hậu họa, chứ nếu để nó sinh ra thì càng nhục cho dòng họ mình hơn nữa!
Tôi lo lắng:
- Nhưng liệu cái thai lớn quá rồi, lấy ra có nguy hiểm không? Sao mình không đợi cho nó sinh xong rồi đem cho đứa nhỏ đi, đỡ nguy hiểm hơn?
Má tôi cương quyết:
- Một khi để người phụ nữ sinh đứa nhỏ ra họ sẽ không đành lòng vứt bỏ nó. Mà mình đem giấu nó thì cả đời con Ngọc sẽ chẳng bao giờ quên con được! Má muốn nó xem như mình bị hư thai thôi…
Tôi đành phải nghe theo mẹ mình. Hôm đó, sau khi cho Bảo Ngọc uống ly sữa mà trong đó má tôi lén bỏ chất gì đó vào, Ngọc kêu đau bụng, tôi vội giục cô ấy đi nhà bảo sinh. Tôi làm như đưa đi sinh thật, nhưng khi ra tới bên ngoài, gã lưu manh mà má tôi thuê đã chờ sẵn, hắn thay tôi đón Bảo Ngọc và đưa đi. Hắn hứa với tôi:
- Nội buổi chiều sẽ đưa cô ấy về yên ổn!
Tôi tin như vậy. Nhưng qua một đêm, đến ngày hôm sau vẫn chưa thấy Bảo Ngọc trở về. Hỏi má tôi thì bà có vẻ lúng túng. Đoán có chuyện chẳng lành, tôi truy hỏi thì cuối cùng má tôi thú nhận:
- Tụi kia phá thai cho con Bảo Ngọc, làm quá tay nên con nhỏ đã… chết! Xác được đưa đi và xử lý gọn gàng rồi. Ai cũng biết là ca sinh khó…
Tôi điên lên, nhưng má tôi đã trấn an:
- Cũng tốt thôi con. Nó mà còn sống liệu con có lòng dạ nào sống đời sống kiếp với nó không?
Tôi lặng người đi, vừa hối hận vừa đau khổ…
Nhưng chỉ một tuần sau thì tôi phát hiện một sự thật hoàn toàn khác hẳn!
Má tôi tiếp một đôi vợ chồng lạ và gọi tôi ra cùng nói chuyện. Bà giới thiệu:
- Đây là hai bác chủ đồn điến ở Đà Lạt. Hai bác đang giúp gia đình ta đủ mọi thứ. Và còn tốt hơn nữa, hai bác ấy còn có ý định gả con gái mình cho con.
Tôi phản đối ngay, nhưng mẹ tôi đã gọi tôi ta ngoài, nói rất cương quyết:
- Má đang nợ họ số tiền rất lớn. Má có bán hết sản nghiệp mình cũng không trả hết được. Nay hai bác ấy hứa, nếu hai nhà làm thông gia với nhau thì sẽ đồng ý xóa hết nợ nần, lại còn giao sản nghiệp lớn nữa! Hãy nghe lời má, thương má…
Tôi chợt hiểu! Thì ra vì muốn tôi bỏ vợ đi lấy con gái ông bà chủ đồn điền nên má tôi đã bằng mọi giá loại Bảo Ngọc ra khỏi cuộc đời tôi! Và vô tình, tôi đã góp tay vào tội ác! Còn chuyện những tấm ảnh, đến lúc đó tôi mới hiểu, đó chỉ là ảnh ghép!”.
Ông thầy Chu – yang chăm chú nghe Vọng kể. Ông có vẻ xúc động, nhưng chừng như cố nén lòng.
Trước khi chia tay, ông ta nói một câu làm Vọng phải suy nghĩ:
- Ở đời, bất cứ hành động nào đều cũng có cái giá của nó. Cậu phạm vào tội ác tày trời, nhưng dẫu sao cũng chỉ là con rối. Hình phạt nặng nề nhất của cậu bây giờ là lương tâm!
Thật bất ngờ, Vọng và bà Muôn nhận được trát hầu tòa! Lý do ghi trong trát tòa là liên quan đến vụ án Bảo Ngọc!
Bà Muôn hoảng lên:
- Ai thưa mình chuyện này?
Vọng sững sờ:
- Con không rõ. Và càng bất ngớ hơn, lúc ngồi chờ phiên tòa, Vọng thấy ông thầy Tàu Chu – Yang! Ông ta lại trong vai trò một luật sư phía nguyên cáo. Mà nguyên cáo không ai khác ngoài cha mẹ của Bảo Ngọc!
Bà Muôn thất thần, ngất ngay tại phiên tòa. Tuy nhiên tòa vẫn tiếp tục xét xử, sau khi bộ phận y tế giúp làm hồi tỉnh bà Muôn.
Ông Ma – chu – yang đứng lên trình bày khi tòa hỏi:
- Đóng giả vai một ông thầy tướng số nhờ thế tôi mới phăng ra ánh sáng vụ giết người dã man này. Tuy một trong hai người bị cáo là anh Nguyễn Vọng chỉ hành động theo xếp đặt của người mẹ, nhưng qua vụ này cho thấy rằng một con người ích kỷ, cố chấp và mềm yếu như Vọng đã vô tình đẩy vợ mình vào chỗ chết!
Khi được tòa cho phép nói, Vọng đã cúi đầu nhận hết tội về mình.
- Luật sư bên nguyên cáo nói đúng. Tôi là thằng chồng hèn, là con người ích kỷ, nhu nhược. Tôi đã ngu muội tin lời mẹ tôi để giết chết vợ con mình. Tuy nhiên mẹ tôi đã già, lại cạn nghĩ, cho nên tôi xin tòa cho nhận hết tội thay cho mẹ. Tôi mới là người đáng chết!
Nhiều người có mặt tại phiên tòa đều cảm thông cho Vọng và đều hướng về bà Muôn buông ra những lời xỉa xói mắng mỏ. Nhưng lúc ấy một bảo vệ phiên tòa đã kêu lên:
- Bà ta tắt thở rồi!
Vọng nhìn lại, anh hiểu đúng là mẹ mình đã chết.
Tòa sau khi nghị án đã tuyên bố tha bổng Vọng. Còn thủ phạm chính đã chết nên không còn bị truy cứu trách nhiệm nữa…
Mọi chuyện được sáng tỏ. Nhưng có những điều sau đó vẫn còn là bí ẩn. Nó thuộc về tâm linh.
Khi Vọng trở về nhà sau lễ an táng mẹ mình, anh vẫn tiếp tục nhận được những cú điện thoại y như lúc trước. Đầu dây bên kia vẫn không có người lên tiếng, mà chỉ có tiếng thở dài. Có hôm Vọng còn nghe cả tiếng khóc nữa! Giọng khóc rất quen…
- Bảo Ngọc!
Hiện tượng đó cứ tiếp diễn, khiến cho Vọng ngày càng bơ phờ do mất ngủ và lo lắng.
Cho đến một hôm Hằng phát hiện anh trai mình chạy ngoài đường, lảm nhảm kêu tên vợ rồi một cách ngẫu nhiên, anh ta đi thẳng tới chỗ Tang Nghi Quán bữa trước. Vọng quỳ ở đó đến lúc ngất xỉu.
Từ đó Vọng thành người mất trí. Suốt ngày cứ ngồi trước máy điện thoại. Nhưng nghe tiếng điện thoại reo là anh ta lại hốt hoảng la hét om sòm!
Người ta bảo rằng, Vọng đã bị những hồi chuông điện thoại hớp mất hồn rồi. Và anh ta sẽ mãi mãi như vậy. Bởi có trong trạng thái như thế anh ta mới nghĩ là mình đang ở bên Bảo Ngọc…
Hết.